Những bí mật phía sau hậu trường bộ phim Kẻ_hủy_diệt_4

  • Toàn bộ cảnh quay có máy bay trực thăng trong phim đều phải sử dụng mô hình máy bay thật không có cánh quạt để quay phần thô. Sau khi kết thúc những cảnh quay chính họ lại phải chỉnh thêm kỹ xảo ghép hình để giảm bớt kinh phí khi dùng máy bay thật.
  • Việc quay cảnh khu vực chế tạo vài trăm mẫu người máy T-800 đều được thực hiện bằng mô hình chi tiết thông qua việc đặt hàng trăm khối mô hình (nhựa cứng) cho vài phân cảnh quay, do không sử dụng kỹ xảo trong quy trình này cho nên sau khi quay xong phim tất cả đều phải trả về xưởng phim Stan Wilson để làm các phim Terminator khác tương lai (trước đó ba dòng phim Terminator chỉ làm khoảng từ 5 mẫu mô hình).
  • Cảnh tấn công đầu tiên bằng tên lửa vào khu vực trạm radar được thực hiện bằng một mô hình thu nhỏ, những chiếc cột radar bị nổ và rơi vỡ được phân loại làm riêng. Để tạo sư chi tiết đoàn làm phim sử dụng đến hai mô hình radar cùng nhiều góc quay để thực hiện thành công việc ghép cảnh.
  • Cảnh đổ sụp của một tòa nhà do lực máy bay khi đi ngang qua thực chất chỉ là một mô hình quay trên tấm màn xanh. Cảnh này được quay cùng một góc quay khác để ghép cảnh các nhân vật đang trốn khỏi sự tìm kiếm của cỗ máy Hunter Killer.
  • Chiếc máy bay A-10 Warthog trong phim được dựng bằng mô hình thu nhỏ, tương tự như với cách làm ghép cảnh trong cuộc tấn công bằng tên lửa lúc mở đầu phim. Tuy nhiên do mô hình này chỉ có một nên đoàn làm phim chỉ phải thực hiện cảnh phá hủy nó sau khi đã quay xong phần thô của phim.
  • Cảnh nổ tung toàn bộ tòa nhà trong cảnh cuối của phim được dựng bằng mô hình thu nhỏ chi tiết và được yêu cầu chỉ được thực hiện một lần phát nổ. Tất nhiên để tạo hiệu ứng màu xanh đặc biệt khi ngọn lửa bùng lên và phá nát mô hình, đoàn làm phim phải sử dụng cả chất nổ với phụ gia cồn.
  • Cảnh nổ bom hạt nhân phá tan toàn bộ San Francisco được thực hiện lại bằng mô hình giống với cách làm của phim Terminator 2 như theo ý của đạo diễn phim.
  • Cảnh những chiếc Motor Terminator đều được sử dụng kĩ xảo ghép hình sau khi sử dụng xe máy Ducati quay phần thô, ngay cả cảnh quay nhân vật John Connor cũng được làm bằng cách này. Điểm khác biệt duy nhất khi sử dụng kĩ xảo ghép cảnh Motor Terminator đó là đoàn làm phim cũng chế ra một nửa khung xe mô phỏng chiếc Motor Terminator nhưng chỉ là quay phân cảnh khi áp sát chiếc xe máy đó trong trường đoạn rượt đuổi.
  • Xuyên suốt thời gian làm phim thì tất cả các màn hình lẫn vô tuyến trên phim đều được lồng ghép kỹ xảo, theo như được giải thích thì đoàn làm phim không muốn có bất cứ lỗi quảng cáo vặt vãnh nào xuất hiện như những năm trước đó do dính bản quyền quảng bá.
  • Cảnh những con Hydrobot Prowl là không sử dụng kĩ xảo, đoàn làm phim đã cho sử dụng một mô hình điều khiển từ xa các Hydrobot Prowl trong tất cả các cảnh quay.
  • Cảnh quay người máy T-600 được chia ra làm hai phân cảnh quay bao gồm ở dạng mô sống và dạng máy móc. Ở dạng mô sống, diễn viên sẽ hóa trang thành T-600 và mặc quần áo bằng những phụ kiện áp vào người, với những cảnh để lộ máy móc thì diễn viên sẽ mặc những bộ áo màu xanh để về sau khi quay xong phần thô sẽ lồng kỹ xảo vào. Với phân cảnh quay máy móc, diễn viên chỉ cần đội nửa người bằng cơ khí mô hình của T-600 lên vai và sử dụng các cần điều khiển tay theo ý thích với các cảnh đặc tả không có phần chân dưới.
  • Cảnh quay nhân vật Macus bị lộ ra các khung xương máy móc được nhóm kĩ xảo bộ phim The Curious Case of Benjamin Button thực hiện. Cách làm cảnh kĩ xảo này không giống với cách làm bộ phim Terminator 3 trước đó, ở đây ngoài đắp tấm màn xanh để ghép hình thì họ còn lắp thêm các hạt định vị khung xương nhằm chi tiết hóa các mô sống và cơ máy móc trên nhân vật khi lên phim.
  • Cảnh quay có nhân vật Arnold Schwarzenegger hồi còn trẻ trong vai T-800 mẫu tấn công John Connor là một trong những phân cảnh vô cùng đặc biệt trong phim. Để làm được cảnh quay này xưởng kĩ xảo phim Stan Wilson đã phải lôi lại đoạn phim tư liệu " Terminator 2 - Teaser Trailer " để lấy mẫu Arnold Schwarzenegger đóng hồi 1984 lúc phá cửa buồng máy và bước ra ngoài, khi làm cảnh này người xem sẽ thấy cảnh này không có chút tỳ vết của việc ghép CGI. Chỉ đến phân cảnh thứ hai khi T-800 lao đến túm John Conner thì ăn một báng súng vô mặt mới phải sử dụng đến CGI để ghép mặt cho diễn viên Roland Kickinger, việc ghép mặt kĩ xảo bằng CGI rất phức tạp do vậy đạo diễn McG đành chấp nhận chỉ có hai cảnh thấy mặt Arnold Schwarzenegger là quá đủ. Kể từ những phân đoạn sau thì đoàn làm phim chọn cách quay thật xa cho nên chẳng ai nhìn rõ mặt cho đến khi hết phân cảnh quay của nam diễn viên và chuyển sang làm CGI hết cho nhân vật T-800.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kẻ_hủy_diệt_4 http://www.boxofficemojo.com/movies/?id=terminator... http://www.idwpublishing.com http://terminatorsalvation.warnerbros.com/ http://www.comingsoon.net/news/movienews.php?id=10... http://www.sonypictures.net/movies/terminatorsalva... http://terminatorsalvation-movie.net http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/print/khoahoc... https://www.allmovie.com/movie/v1:398155 https://www.imdb.com/title/tt0438488/ https://www.rottentomatoes.com/m/terminator_salvat...